Kiến thức logistics

[KIẾN THỨC LOGISTICS] ☘️ TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS XANH ☘️

[ {{formatDate('2024-11-01T07:04:50.512Z')}}]

Khái niệm Logistics Xanh

Logistics xanh là gì? Thuật ngữ “logistics xanh” hay các thuật ngữ tương tự như “Logistics bền vững”, “Logistics xanh bền vững”,… lần đầu tiên được đề cập vào những năm 1980. Kể từ đó, rất nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về logistics xanh từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tại Việt Nam, khái niệm logistics xanh vẫn còn tương đối mới nên hiện chưa có một cách hiểu thống nhất và rõ ràng. Ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 đưa ra quan điểm về logistics xanh như sau: Logistics xanh là hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

Logistics xanh nhấn mạnh vào những nỗ lực và biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Sbihi & Eglese, 2010). Mọi nỗ lực của logistics xanh đều tập trung đóng góp và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đa dạng các giải pháp “xanh hóa” logistics trên các phương diện như:
- Vận tải xanh: sử dụng các phương tiện vận tải tạo ra lượng khí thải thấp hơn như xe điện sử dụng năng lượng sạch, vận tải đường thủy…;
- Bao bì xanh: sử dụng các bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng, bao bì dùng vật liệu có thể phân hủy và phân hủy sinh học…;
- Kho bãi xanh: kho bãi sử dụng năng lượng sạch và hiệu quả, thiết kế công trình bền vững…;
- Quản lý dữ liệu logistics xanh: ứng dụng công nghệ để quản lý dữ liệu hiệu quả, nâng cao hiệu quả logistics, giảm tối đa thời gian vận chuyển và giao nhận…;
- Logistics ngược: tăng cường tái sử dụng các sản phẩm, bao bì, vật liệu; tái sản xuất và tân trang…

♻ Ưu điểm của Logistics Xanh 💚:
Logistics xanh mang lại nhiều lợi ích đáng kể không chỉ cho môi trường mà còn cho kinh tế và xã hội. Dưới đây là những ưu điểm chính của việc áp dụng logistics xanh:
- Giảm tác động môi trường
- Giảm phát thải khí nhà kính: Việc sử dụng nhiên liệu tái tạo, phương tiện điện và các giải pháp tối ưu hóa tuyến đường giúp giảm đáng kể lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác phát thải vào môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên: Logistics xanh thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và giảm lãng phí nguồn tài nguyên thông qua tái chế và tái sử dụng.
- Bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái: Giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải và rò rỉ hóa chất đến các hệ sinh thái.
💲 Lợi ích kinh tế
- Giảm chi phí vận hành: Việc giảm thiểu sử dụng nhiên liệu và tối ưu hóa quy trình vận hành giúp tiết kiệm đáng kể chi phí. Các phương tiện điện có chi phí bảo trì thấp hơn so với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng: Logistics xanh sử dụng công nghệ cao và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quá trình lưu thông hàng hóa. Từ đó cải thiện hiệu quả toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Hưởng ứng chính sách ưu đãi: Nhiều chính phủ đã cung cấp các ưu đãi thuế, tín dụng thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp áp dụng giải pháp logistics xanh.
✅ Cải thiện hình ảnh thương hiệu
- Tăng cường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR): Các công ty áp dụng logistics xanh thường được công chúng đánh giá cao về mặt trách nhiệm xã hội, giúp cải thiện mối quan hệ với cộng đồng địa phương.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Doanh nghiệp thể hiện cam kết bảo vệ môi trường sẽ thu hút khách hàng có ý thức về môi trường, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
🌎Phù hợp với xu hướng toàn cầu
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và quy định mới: Ngày càng nhiều khách hàng và quy định pháp lý yêu cầu các doanh nghiệp phải minh bạch và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, thúc đẩy nhu cầu về logistics xanh.
- Tăng cơ hội tham gia vào các thị trường quốc tế: Các doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường cao sẽ dễ dàng tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và mở rộng thị trường.

📌 Thách thức trong việc triển khai Logistics Xanh:
Triển khai logistics xanh đối mặt với nhiều thách thức, từ các rào cản kỹ thuật và công nghệ, vấn đề về chi phí đầu tư, đến sự thiếu hụt trong nhận thức và hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

⭐ Các rào cản kỹ thuật và công nghệ
– Thiếu hạ tầng hỗ trợ: Các phương tiện vận tải xanh như xe tải điện thường yêu cầu cơ sở hạ tầng sạc phức tạp và rộng khắp, điều mà nhiều khu vực hiện nay vẫn chưa có.
– Hạn chế về công nghệ: Công nghệ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chẳng hạn như các phương tiện điện có thể không đạt được phạm vi hoạt động giống như xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gây khó khăn trong các hoạt động logistics dài khoảng cách.
– Vấn đề về quản lý dữ liệu: Việc áp dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi kỹ năng cao và công nghệ tiên tiến, điều mà không phải mọi doanh nghiệp đều có khả năng đầu tư.

⭐ Chi phí đầu tư và vấn đề về ROI (Return on Investment)
– Chi phí cao cho công nghệ mới: Việc chuyển đổi sang phương tiện và công nghệ thân thiện với môi trường thường đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể ban đầu, bao gồm cả việc nâng cấp hệ thống IT và mua sắm thiết bị mới.
– Thời gian hoàn vốn dài: Các khoản đầu tư vào logistics xanh có thể mất nhiều năm mới bắt đầu sinh lời, điều này làm dấy lên lo ngại về ROI, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Rủi ro công nghệ: Các công nghệ mới luôn đi kèm với rủi ro lỗi thời do sự phát triển không ngừng, khiến cho các khoản đầu tư ban đầu có nguy cơ trở nên không hiệu quả.

⭐ Thiếu hụt nhận thức và hỗ trợ từ phía chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp
– Thiếu nhận thức về lợi ích của logistics xanh: Một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về các lợi ích lâu dài của việc áp dụng logistics xanh, thường do thiếu thông tin và hiểu biết.
– Thiếu hỗ trợ chính sách: Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính hoặc giảm thuế đôi khi chưa đủ mạnh để thuyết phục doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình xanh.
– Sự hợp tác giữa doanh nghiệp chưa cao: Logistics xanh đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, điều mà không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện.

Việc vượt qua những thách thức này đòi hỏi sự đầu tư chiến lược, sáng tạo trong giải pháp và sự hỗ trợ từ nhiều phía, từ chính phủ đến các tổ chức quốc tế, để thực sự thúc đẩy sự phát triển của logistics xanh trên toàn cầu.

📗So sánh sự khác nhau giữa Logistics Xanh và Logistics Truyền Thống

Logistics Xanh 🌿
+ Sử dụng Phương Tiện Vận Chuyển Sạch và Tiết Kiệm Năng Lượng:
Trong Logistics Xanh; sử dụng các phương tiện vận chuyển sạch và tiết kiệm năng lượng là một yếu tố quan trọng. Điều này có thể bao gồm sử dụng xe điện; tàu hỏa hoặc các phương tiện vận chuyển khác chạy bằng năng lượng tái tạo. Bằng cách này; không chỉ giảm thiểu lượng khí thải carbon mà còn giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch.
+ Tối Ưu Hóa Quá Trình Đóng Gói và Tái Chế Vật Liệu:
Một phần quan trọng của Logistics Xanh là tối ưu hóa quá trình đóng gói; và tái chế vật liệu. Việc này giúp giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp thường xem xét việc sử dụng vật liệu tái chế và biodegradable; cũng như tối ưu hóa quy trình đóng gói để giảm thiểu lượng vật liệu cần sử dụng.
+ Cải Thiện Quy Trình Vận Chuyển và Lưu Trữ:
Logistics Xanh cũng tập trung vào cải thiện quy trình vận chuyển; và lưu trữ hàng hóa. Việc tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển kết hợp vận chuyển đa phương tiện và tối đa hóa sức chứa của phương tiện đều là những cách để giảm bớt lượng khí thải và tiết kiệm năng lượng.
+ Sự Hợp Tác Xã Hội và Doanh Nghiệp:
Cuối cùng Logistics Xanh cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Việc tạo ra một môi trường kinh doanh và xã hội nỗ lực về mặt môi trường là chìa khóa để đạt được mục tiêu của Logistics Xanh.

🚚Logistics Truyền Thống:
Logistics truyền thống là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh; và thương mại trên toàn cầu. Nó tập trung vào việc quản lý; và điều hành các hoạt động vận chuyển; lưu trữ và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số điểm quan trọng về logistics truyền thống:
+ Quản lý chuỗi cung ứng:
Logistics truyền thống tập trung vào việc quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng. Điều này bao gồm việc quản lý hàng tồn kho; vận chuyển; và lưu trữ hàng hóa theo cách tiết kiệm nhất để đảm bảo sự liên tục của chuỗi cung ứng; và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
+ Tối ưu hóa chi phí:
Một trong những mục tiêu chính của logistics truyền thống là tối ưu hóa chi phí vận chuyển; và lưu trữ hàng hóa. Điều này thường được thực hiện thông qua việc tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển; sử dụng các phương tiện vận chuyển có hiệu quả; và tối đa hóa sức chứa của các phương tiện đó.
+ Quản lý kho bãi:
Logistics truyền thống đòi hỏi việc quản lý kho bãi một cách hiệu quả để đảm bảo sự liên tục của chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm việc kiểm soát tồn kho; quản lý dữ liệu và thông tin về hàng hóa, và tối ưu hóa các quy trình nhận; lưu trữ và giao nhận hàng hóa.
+ Đảm bảo chất lượng và an toàn:
Trong logistics truyền thống; việc đảm bảo chất lượng và an toàn của hàng hóa là một ưu tiên hàng đầu. Điều này bao gồm việc thực hiện các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng và an toàn trong quá trình vận chuyển; lưu trữ và giao nhận hàng hóa.
+ Đáp ứng nhu cầu khách hàng:
Cuối cùng; mục tiêu chính của logistics truyền thống là đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và đáng tin cậy nhát có thể. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu; và thay đổi từ phía khách hàng.

🌱 Tầm quan trọng của hoạt động Logistics xanh:
◼ Giảm thiểu rác thải công nghiệp
Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được sử dụng và thải ra nhiều nhất hiện nay. Trong Logistic, bao bì được sử dụng nhiều nhất là màng plastic bọc hàng hóa được sử dụng trong các kho khô/kho lạnh. Với Logistic xanh, doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên; hoặc sử dụng các thùng pallet (gỗ, nhựa,…) để đặt sản phẩm thay vì sử dụng bao bì chiếm diện tích kho và ảnh hưởng đến mức độ hóa xanh của ngành Logistic.
◼ Giảm thiểu chi phí
Quá trình vận chuyển hàng hóa sử dụng nhiều phương thức vận tải (vận tải đa phương thức). Ứng dụng Logistics xanh sử dụng phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, ưu tiên sử dụng nhiên liệu sạch. Lập kế hoạch mạng lưới vận chuyển hàng hóa, bố trí trung tâm phân phối và lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đầy hàng ở hai chiều vận chuyển, vận chuyển đối lưu sẽ giúp giảm chi phí.
◼ Tránh sự lãng phí
Ứng dụng Logistic xanh vào thiết kế kho bãi cho doanh nghiệp như: Tối ưu hóa chiến lược bố trí kho và hàng tồn kho để giảm chi phí Logistic (dự trữ nhiều hoặc ít điều tạo ra sự lãng phí dẫn đến chi phí lưu trữ tăng) ; Sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác năng lượng sạch (ngoài nguồn năng lượng hóa thạch, dầu mỏ); Thiết kế một kho bền vững, sử dụng được trong lâu dài,…để tránh sự lãng phí nguyên vật liệu, đập đi xây lại hoặc kho xuống cấp nhanh chóng.

other

{{item.title}}

[ {{formatDate(item.date)}}]