PHÂN LOẠI HÀNG NGUY HIỂM (DANGEROUS GOODS - DG)

PHÂN LOẠI HÀNG NGUY HIỂM (DANGEROUS GOODS - DG)

[ {{formatDate('2024-09-16T00:00:00.000Z')}}]

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods – viết tắt là DG) là các mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn, an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển.

Nhóm 1: Các Loại Chất Nổ

📖 Các chất dễ nổ, ngoại trừ những chất quá nguy hiểm trong khi vận chuyển hay những chất có nhiều khả năng nguy hại thì được xếp vào loại khác. (Chú ý: các chất mà tự nó không dễ nổ nhưng có thể tạo nên một tầng khí, hơi hay bụi dễ nổ thì không thuộc nhóm 1).

📖 Vật gây nổ, ngoại trừ những dụng cụ chứa chất gây nổ mà với một khối lượng hay tính chất như thế mà sự vô ý, sự bốc cháy ngẫu nhiên hay bắt đầu cháy sẽ không gây nên biểu hiện nào bên ngoài dụng cụ như văng mảnh, có ngọn lửa, có khói, nóng lên hay gây tiếng nổ ầm ỉ.

📖 Chất dễ nổ và vật gây nổ không được đề cập trong 2 mục trên được sản xuất theo quan điểm là tạo ra hiệu ứng nổ hay sản xuất pháo hoa tùy theo từng mục đích.

Nhóm 1 được chia thành 6 phân nhóm từ 1.1 đến 1.6 dựa trên mức độ nguy hiểm khi nổ. Phân nhóm 1.1 là những chất có hiểm họa gây nổ cao và 1.6 thì rất ít nhạy nổ.

✍️Nhóm (Division) 1.1. Các chất và vật phẩm có nguy cơ nổ hàng loạt.
Ví dụ: Dynamite, TNT (Trinitrotoluene),….

✍️ Nhóm (Division) 1.2. Các chất và vật phẩm có nguy cơ nổ nhưng không phải nguy cơ nổ hàng loạt.
Ví dụ: Black powder (thuốc súng)

✍️ Nhóm (Division) 1.3 Các chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc cả hai, nhưng không phải là nguy cơ nổ hàng loạt.
Phần này bao gồm các hạt vật liệu và các chất thoả mãn các yếu tố sau:
– Làm tăng chênh lệch nhiệt.
– Chất này cháy sau chất khác, tạo ra nổ thứ yếu hay ảnh hưởng bắn mảnh ra xung quanh.
Ví dụ: Ethanol

✍️ Nhóm (Division) 1.4
Chất có nguy cơ không rõ (chỉ là nguy cơ nhỏ) do bắt cháy hay do ma sát khi vận chuyển trong bắt cháy hay khởi sự cháy trong vận chuyển. Các ảnh hưởng này giới hạn trong kiện hàng, có thể văng ra các hạt. Cháy bên ngoài không gây ra sự nổ tức thời các thành phần bên trong kiện hàng
Ví dụ: Pháo bông, pháo hoa,…

✍️ Nhóm (Division) 1.5
Các chất nổ rất không nhạy (thường có nguy cơ nổ khối) thường rất ít bắt nổ hay chuyển sang dạng cháy nổ trong điều kiện vận chuyển bình thường. Yêu cầu tối thiểu của chúng là không nổ trong kiểm tra lửa.
Ví dụ: TNT (Trinitrotoluene), C4 ( thuốc nổ nhựa)

✍️ Nhóm (Division) 1.6. Các chất gần như không nhạy thường có nguy cơ nổ khối.
Phần này bao gồm các hạt chứa các chất gần như không nhạy nổ, khả năng gây nổ và lan truyền là không đáng kể. Vì lý do an toàn, các chất nổ thường được chế tạo gần như không nhạy nổ. Tuy vậy, chất nổ không nhạy yêu cầu phải có mồi khởi xướng, thường là một chất nổ khác.

Vì vậy, trong vận chuyển, chất nổ phải được cô lập với mồi nổ. Điều này có thể thực hiện bằng cách phân nhỏ các chất nổ trong những nhóm tương ứng.
Ví dụ: Nitroglycerin, Chất tẩy rửa chứa peroxides,.

Nhóm 2: Các Loại Khí Gas

📖 Nhóm 2 bao gồm khí nén, khí ở dạng hóa lỏng, khí lạnh, hỗn hợp khí với hơi khác và các sản phẩm tích điện bằng khí hoặc sol khí. Những loại khí này thường dễ cháy và có thể gây độc hoặc ăn mòn.

📖 Nhóm 2 này bao gồm những chất ở dạng khí mà:
◾ Ở 50 độ C có áp suất hơi lớn hơn 300k Pa.
◾ Hoàn toàn là khí ở 20 độ C có áp suất chuẩn là 101,3kPa.
◾ Tùy theo trạng thái vật lý khí khi lưu trữ, đóng gói ta có các loại:
- Khí nén: là khí (trừ khi ở trong dung dịch) mà khi đóng vào bình dưới một áp lực để vận chuyển thì cũng vẫn hoàn toàn là khí ở 20 độ C.
- Khí hoá lỏng: là khí mà khi đóng vào bình để vận chuyển thì có một phần ở dạng lỏng ở nhiệt độ 20 độ C.
- Khí hoá lỏng do lạnh: khí mà khi đóng vào bình vận chuyển thì có một phần lỏng vì nhiệt độ của nó thấp.
- Khí trong dung dịch: là khí nén mà khi đóng vào bình vận chuyển thì có thể hoà tan trong dung dịch khác.

🔶Chúng cũng nguy hiểm vì chúng có thể phản ứng hóa học với oxy. Chúng được chia thành ba bộ phận phụ:
✍️ Nhóm (Division) 2.1 Khí dễ cháy
Ví dụ: Gas, Etan, Butan,…
✍️ Nhóm (Division) 2.2 Khí không cháy, không độc
Ví dụ: Bình chữa cháy, Oxi, Nitơ,…
✍️ Nhóm (Division) 2.3 Khí độc
Ví dụ: Ammonia, Carbon monoxide (Co), Clo,.

Nhóm 3: Chất Lỏng Dễ Cháy:
📖 Nhóm 3 bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn hay bằng 61 độ C.

📖 Những chất sau đây không nằm trong nhóm 3:
- Những chất lỏng có điểm chớp cháy cao hơn 23 độ C nhưng thấp hơn 61 độ C, mà có nhiệt độ cháy cao hơn 104 độ C hay sôi trước khi đạt đến nhiệt độ cháy. Tiêu chuẩn này không bao gồm những chất lỏng có thể gây cháy, hỗn hợp nước và nhiều sản phẩm dầu mỏ mà những chất này không thực sự là đại diện cho chất nguy hại có khả năng gây cháy.
- Những chất hoà tan ở dạng lỏng chứa ít hơn 24% etanol theo thể tích.
- Bia rượu và những sản phẩm tiêu dùng khác, khi đóng gói thì gói bên trong có dung tích ít hơn 5lít.

📖 Chất lỏng dễ cháy rất nguy hiểm khi xử lý và vận chuyển, vì chúng rất dễ bay hơi và dễ bắt lửa. Chất lỏng dễ cháy thường được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ đốt trong cho các phương tiện cơ giới và máy bay.
📖 Điều này có nghĩa là chúng tạo nên trọng tải lớn nhất trong các loại Hàng hóa nguy hiểm được di chuyển bằng phương tiện giao thông mặt đất.
Ví dụ như các loại sơn, dầu, xăng, cồn, …nước hoa và axeton (được sử dụng trong chất tẩy sơn móng tay).

Nhóm 4: Chất Rắn Dễ Cháy

📖 Hàng nguy hiểm loại 4 được phân loại là những sản phẩm dễ bắt lửa và có khả năng gây ra hỏa hoạn trong quá trình vận chuyển.

📖 Một số hàng hóa có khả năng tự phản ứng và một số có khả năng tự nóng lên. Có 3 phân nhóm đối với Hàng nguy hiểm loại 4:
✍️Nhóm (Division) 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất ít nhạy nổ

💦 Đặc tính của chất rắn có thể cháy:
- Chất rắn có thể cháy là những chất dễ bắt lửa và có thể cháy khi ma sát. Chất rắn dễ bắt lửa dạng bột, hạt hay kem nhão là những chất nguy hiểm vì chúng dễ dàng bốc cháy chỉ qua tiếp xúc rất ngắn với nguồn lửa, thí dụ như lửa từ que diêm, và lửa sẽ lan rộng ngay tức khắc.
- Những mối hiểm họa không chỉ do lửa mà còn do những sản phẩm cháy độc hại. Các bột kim loại (kim loại kiềm, nhôm, kẽm…) thường đặc biệt nguy hiểm bởi vì khó triệt tiêu ngọn lửa, khi dùng những tác nhân dập lửa thông thường như dioxyt carbon (CO2), nếu dùng nước để dập sẽ càng làm ngọn lửa trở nên nguy hiểm hơn.

💦 Đặc tính của những chất tự phản ứng và chất liên quan
- Chất tự phản ứng là những chất không bền nhiệt có khả năng bị phân hủy thậm chí khi không có Oxy. Quá trình toả nhiệt mạnh (ở điều thường hay tăng nhiệt độ).

💦 Đặc tính của những chất ít nhạy nổ
- Chất ít nhạy nổ là những chất đã bị ẩm bởi nước (hay rượu) hay đã bị pha loãng với những chất khác để làm giảm tính nổ của nó.
Ví dụ: Các bột kim loại như kiềm, nhôm, kẽm,…

✍️ Nhóm (Division) 4.2 Các chất có khả năng tự cháy.
- Những chất tự bốc cháy
- Những chất tự tỏa nhiệt

📖 Đặc tính của những chất tự bốc cháy và tự tỏa nhiệt
- Sự tự tỏa nhiệt của một chất, dẫn đến tự bốc cháy do phản ứng của chất này với oxy trong không khí và phần nhiệt sinh ra không nhanh chóng thoát ra môi trường xung quanh.

📌 Quá trình tự bốc cháy xảy ra khi lượng nhiệt sinh ra vượt quá lượng nhiệt mất đi, do đó hệ đạt đến nhiệt độ tự động bốc cháy. Có hai loại chất phân biệt rõ về tính tự cháy như sau:
- Chất tự bốc cháy (dạng rắn hay lỏng): là các hỗn hợp hay dung dịch với một khối lượng nhỏ cũng có thể bốc cháy trong vòng 5 phút tiếp xúc với không khí.

Chất tự gia nhiệt: là những chất phát nhiệt khi tiếp xúc với không khí trong khi không có nguồn cung cấp năng lượng nào.
Những chất này bốc cháy chỉ khi nào với một khối lượng lớn (vài kg) và sau một thời gian dài (vài giờ hay vài ngày).
Ví dụ: Diêm tiêu, Photpho, Thuốc Đạm,…

✍️ Nhóm (Division) 4.3 Các chất phát ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước.

📖 Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Những hỗn hợp như thế rất dễ bắt lửa do bất cứ một nguồn gây cháy bình thường nào, ví dụ ánh sáng mặt trời, những dụng cụ cầm tay phát ra tia lửa hay những bóng đèn sáng không bọc bảo vệ. Cháy nổ có thể gây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh, ví dụ đất đèn (canxi cabit).
Ví dụ: Tẩy đường Sodium Hydrosulfite, Đất đèn (Canxi Cabit),..

Nhóm 5: Các Chất Oxi Hóa và Peroxit Hữu Cơ

📖 Hàng hóa nguy hiểm loại 5 được chia thành ‘chất oxy hóa’ và ‘peroxit hữu cơ’. Chúng thường cực kỳ phản ứng vì hàm lượng oxy cao.

📖 Chúng phản ứng dễ dàng với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa khác, có nghĩa là đám cháy có thể bùng phát và tiếp tục trong không gian hạn chế. Những vật liệu này cũng cực kỳ khó dập tắt, điều này khiến chúng càng trở nên nguy hiểm hơn.

✍️ Nhóm (Division) 5.1 Các chất oxy hóa
- Đó là những chất, dù không cháy cũng có thể dễ dàng giải phóng oxy, hay do quá trình oxy hoá có thể tạo nên ngọn lửa đối với bất kỳ chất liệu nào, hoặc kích thích quá trình cháy đối với những vật liệu khác, do đó làm tăng thêm cường độ cháy.
Ví dụ: Hydrogen peroxide…

✍️ Nhóm (Division) 5.2 Các peroxit hữu cơ
- Hầu hết những chất trong mục này là có thể cháy và tất cả đều chứa cấu trúc hoá trị hai –O-O–. Chúng hoạt động như là những tác nhân oxi hoá và có thể có khả năng phân hủy do nổ. Ở dạng lỏng hoặc dạng rắn, chúng có thể có phản ứng mạnh đối với những chất khác. Hầu hết sẽ cháy nhanh và rất nhạy khi bị nén hay va chạm.
Ví dụ: Phân bón, Chì nitrat,…

Nhóm 6: Chất Độc Hại Và Chất Lây Nhiễm

✍️ Nhóm (Division) 6.1 Độc Tố : Các chất độc có khả năng gây chết người vì chúng, như tên gọi cho thấy, độc hại.

🔶Chúng có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc gây hại cho sức khỏe con người nếu xâm nhập vào cơ thể thông qua việc nuốt, hít vào hoặc hấp thụ qua da.

🔶Một số chất độc sẽ tiêu diệt trong vài phút, tuy nhiên, một số chất độc có thể chỉ gây thương tích nếu liều lượng không quá mức.
Ví dụ: Axit, thuốc trừ sâu…

✍️Nhóm (Division) 6.2 Chất Truyền Nhiễm : Là những hàng hóa có chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người hoặc động vật, còn được gọi là mầm bệnh.
Ví dụ: Chất thải y tế…

Nhóm 7: Chất Phóng Xạ

📖 Vật liệu phóng xạ chứa các nguyên tử không ổn định có thể thay đổi cấu trúc của chúng một cách ngẫu nhiên. Chúng chứa các ‘hạt nhân phóng xạ’, là những nguyên tử có hạt nhân không bền.

📖 Chính hạt nhân không ổn định này giải phóng năng lượng phóng xạ. Khi một nguyên tử thay đổi, chúng phát ra bức xạ ion hóa, có thể gây ra thay đổi hóa học hoặc sinh học. Loại bức xạ này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Ví dụ: Yellowcake, Cesium-137 (có trong các thiết bị y tế), nhiên liệu hạt nhân,..

Nhóm 8: Chất Ăn Mòn

📖 Chất ăn mòn là vật liệu có tính phản ứng cao tạo ra các tác dụng hóa học tích cực.

📖 Do tính phản ứng của chúng, các chất ăn mòn gây ra các phản ứng hóa học làm biến chất các vật liệu khác khi chúng gặp nhau.

📖 Nếu những vật liệu gặp phải này là mô sống, chúng có thể gây thương tích nặng.

Ví dụ: Clorua, thủy ngân, axit muriatic, thuốc tẩy, ắc quy,.

Nhóm 9: Các Loại Hàng Nguy Hiểm Khác

📖 Bao gồm những chất và vật liệu mà trong quá trình vận chuyển có biểu hiện một mối nguy hiểm không được kiểm soát theo tiêu chuẩn của các chất liệu thuộc nhóm khác.

Nhóm 9 bao gồm một số chất và vật liệu biểu hiện sự nguy hại cho phương tiện vận chuyển cũng như cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn của các nhóm khác.

Ví dụ: Đá khô, GMO, Động cơ xe máy, Chất làm mềm dây đai an toàn, Chất ô nhiễm biển, Amiăng, Mô-đun túi khí và Vật liệu từ tính, pin lithium…

 

other

{{item.title}}

[ {{formatDate(item.date)}}]